Cam V2

Cam V2

Cam V2 15000 VND

Kỹ thuật trồng và chăm sóc


1. Chuẩn bị đất trồng:
*  Chọn đất:  - Có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3- 20(tốt nhất là 3-80 ).  
- Chọn địa điểm trồng: + Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.
+ Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.
+ Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.
+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.
2. Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 - 4)  hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
3. Kỹ thuật trồng
- Đào hố : hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.
- Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.
4. Chăm sóc
+ Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước. 
+ Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…
Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).
Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.
+ Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.
- Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.
Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).

5. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

          - Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
          - Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường. 

Chanh Tứ Quý

Chanh Tứ Quý

Chanh Tứ Quý 9000 VND

Chanh Tứ Quý

Cây chanh tứ quý còn được gọi với tên khác là chanh tứ thời, chanh 4 mùa, là loại cây họ bưởi có nguồn gốc từ chang Lim Ca Châu Mỹ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Thời vụ trồng:

 Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu
 - Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân và vụ thu.
 - Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

2. Loại đất canh tác: 

Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.
3. Chuẩn bị đất trồng:
Hố được đào trước trồng 1-2 tháng, Kích thước hố trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m với vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm. Bón lót phân chuống vào hố trước : Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.

4. Khoảng cách trồng:

Khi trồng thuần chanh thì cây cách cây  là 2,5 x2,5m, khi trồng xen  canh với các cây rau màu thường là 3,5m x 3-4m. Như vậy khi trồng thuần thì mật độ là 1.600 cây/ha. Trồng xen mật độ là 900 cây/ha. Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m.

5. Cách trồng:

Trồng bằng cây giống, đặt cây tùy số lượng nhánh nhiều cành bên hay ít mà đặt nhánh thẳng hay hơi nghiêng. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Sau khi trồng xong phải cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu. Năm đầu nên trồng xen đậu đỏ, lạc hay các loại rau khác.

6. Chăm sóc:

- Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.
- Giữ ẩm: Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
- Tưới nước: Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.
- Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái.
- Bồi đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

7. Qui trình bón phân:

- Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất… 
* Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm).


Mít không hạt

Mít không hạt

Giống mít không hạt 19000 VND

Ưu Điểm Giống Mít Không Hạt

Mít không hạt là giống mít có năng suất cao, cân nặng trung mình mỗi quả đạt 9-10kg, quả lớn có thể đạt 13-15kg/quả. Đặc điểm của giống mít không hạt có vị thơm ngon, múi và xơ mít có màu vàng tươi, độ dày múi rất đồng đều, đăc biệt bên trong múi không có hạt, tỉ lệ xơ rất ít, phần trăm ăn được lớn hơn 90%.

Giống mít không hạt sớm cho quả, thông thường từ 14-18 tháng sau khi trồng, ngoài ra nếu điều kiện chăm sóc tốt, đầy đủ dinh dưỡng và nước thì cây sẽ cho quả sớm hơn khoảng từ 10-12 thángsau khi trồng.

Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.

Mít không hạt có hương vị đặc biêt, vị ngọt lim do hàm lượng đường trong trái chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm và có vỏ mỏng.

Giống mít không hạt đạt giải Lạ, Hiếm trong hội thi trái ngon – an toàn được tổ chức lần thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Chât lượng của trái mít không hạt được các nhà chuyên môn và nông dân tham gia đánh giá rất cao.


giống mít không hạt
Cây giống mít không hạt
mui mit khong hat
Múi mít không hạt
qua mit khong hat
Quả mít không hạt

Ổi Bốn Mùa

Ổi Bốn Mùa

ổi bốn mùa 15000 VND

Giới thiệu giống ổi bốn mùa

Là xã nông nghiệp ven sông Hồng, không chỉ nổi tiếng với loại rau thơm sạch, ngon, những năm gần đây, xã Ðông Dư (huyện Gia Lâm) còn có thêm đặc sản ổi bốn mùa cho trái quanh năm được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây ổi găng còn giúp người nông dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ổi găng "bén duyên" đất Ðông Dư thật tình cờ. Ðầu những năm 90 thế kỷ trước, ông Nguyễn Văn Tẻo, hồi đó là Chủ tịch Hội làm vườn xã Ðông Dư có sang Hưng Yên chơi, thấy nơi đó có giống ổi ngon, mới xin cành về trồng ở vườn nhà. Trồng chưa được lâu thì ông sửa nhà, cây ổi mới trồng bị nhổ lên, ấn vào khu đất gần bụi tre. Thế rồi ông Tèo cũng quên bẵng mất. Ðến một ngày mùa đông, bỗng thấy cây ổi ra hoa trái vụ, ông bắt đầu chăm sóc cây. Rồi những quả ổi nho nhỏ, giòn giòn, thơm thảo ấy đã chinh phục được mọi người trong nhà, ngoài xóm. Các gia đình đến xin ông cành về trồng để người nhà ăn chơi. Chẳng ai nghĩ rằng, giống ổi mới này sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế lớn.


đặt mua ổi bốn mùa

Kỹ thuật trồng ổi bốn mùa ( đông dư, ổi găng )

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.

1. CÁCH TRỒNG

Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng sống. Tuy vậy miền Bắc trồng vào tháng 2, 3 ; miền Nam trồng vào tháng 4, 5 đầu vụ mưa đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
Khoảng cách trung bình 5 x 5m (400 cây/ha). Ở miền Nam, khoảng cách trồng hẹp chỉ 4 x 4m có khi chỉ 3 x3m. Có người trồng 4 x 2m khi cây giao tán thì 2 cây đốn 1, còn 4 x 4m. Ở những đất tốt, phân bón nhiều, chăm sóc đầy đủ có thể trồng thưa hơn và ngược lại, trồng những giống mới, thấp cây, chóng được thu hoạch thì trồng dày hơn.
ổi bốn mùa
Kỹ thuật chăm sóc ổi bốn mùa


Theo các tác giả Ấn Độ, trồng dày ảnh hưởng đến chất lượng: độ Brix thấp xuống, axit nhiều hơn tuy vitamin C cũng nhiều hơn (96).

Đào hốc để trồng: kích thước 80 x 80 x80 cm hay 60 x 60 x 60 cm. Mỗi hốc bỏ khoảng 25 kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) cộng với 1 kg supe photphat, 1 kg kali sunphat và phải đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng .

Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý không làm vỡ bầu, không trồng quá sâu hoặc quá nông, phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất. Người ta thường cho rằng cây ổi dễ tính, không cần chăm sóc. Đó là một điều sai lầm. Trồng giống ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước bón phân nếu không cây ổi vẫn mọc, nhưng không hoặc ít quả. Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úng nhưng cần nhiều nước vậy phải cần tưới nếu quả non đương lớn gặp hạn và vườn ổi thoát nước mới có nhiều quả và ít sâu bệnh. Yêu cầu bón phân của ổi cao hơn cam là một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều, nhất là đạm.

Dưới đây là công thức bón cho ổi bốn mùa

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm 1300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm 2000g cho 1 cây.

Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch.

Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.

Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến.

Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

2. CÁCH CHĂM SÓC

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi.

Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.

3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Tháng 6, 7 ở miền Nam cũng như ở miền Bắc những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.

Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài …) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion v.v...

Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri.

Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Cây ăn quả nhiệt đới thường ít chịu đốn tỉa. Riêng cây ổi và cây táo gai chịu đốn tốt hơn. Lý do: ổi ra hoa quả ở cành non khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Đốn tạo hình cần làm sớm, mục đích để cành khung khỏe, có thể sau khi ngắt ngọn để 4 cành khung, 3 tháng sau cắt cành khung, để lại mỗi cành một đôi cành cấp hai.

Ở miền Nam, cách đốn đơn giản hơn. Khi đốn tạo hình chỉ ngắt đi những cành nhỏ. Sau khi ra quả một vài năm, cành già, thì cắt bớt cành nhỏ cành yếu rũ xuống. Thường đốn đau ở giữa hai hàng cây để dễ đi lại.

4. THU HOẠCH, BẢO QUẢN

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh lạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ.

Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém, ở miền Nam điều khiển bằng đốn tỉa, tưới bón có thể chín vào cuối năm, mùa khô chất lượng tốt hơn khi chín vào mùa mưa. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn.

Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn.

Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15oC độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ
ổi bốn mùa
Cây ổi bốn mùa Đông Dư

Bưởi Da Xanh Bến Tre

Bưởi Da Xanh Bến Tre

bưoởi da xanh 17000 VND

Giống bưởi da xanh

Bưởi da xanh Bến Tre tuy mới xuất hiện nhưng đã thật sự trở thành một loại hoa quả đặc biệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Thời gian qua, bưởi da xanh là một trong những loại trái cây luôn giữ được giá cả ổn định và được sự ưa chuộng của thị trường. Giống bưởi da xanh, trước tiên được trồng ở Chợ Lách, Bến Tre đã được nhân rộng nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trong cả nước, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
đặt mua bưoởi da xanh

Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Da Xanh

A. Thiết kế vườn

1. Với vùng đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên luống nhằm mục đích rửa phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2m, luống rộng 6-8 m, mực nước trong mương nên giữ ở mức độ ổn định. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước. Khi thiết kế luống trồng bưởi da xanh nên theo hướng Bắc-Nam như vậy cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.

2. Với vùng đất cũ: Nên vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời gian đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho mới trồng và hạn chế cỏ dại.

3. Trồng cây chắn gió: Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam, có thể trồng dâm bụt để cao, xoài hoặc cây dừa nước.

B. Trồng và chăm sóc bưởi da xanh

1. Thời vụ trồng: Với giống Bưởi Da xanh thì trồng được quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng được nguồn nước, thời điểm thích hợp nhất vào khoảng tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu chủ động được nguồn nước tới tiêu..

2. Chọn cây giống để trồng: Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh.

3. Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (Khoảng 35-50cây/1000m2).

4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng: Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

5. Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

6. Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
7. Phân bón:
+ Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

+ Phân vô cơ: Phân bón Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống, đáy 2m, cao 1,2-1,5m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén dẽ xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20-30g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hằng tuần để đủ ẩm, đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

+ Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ  chứa có một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân, kali.

+ Phân hỗn hợp: Là các loại phân có chứa từ 2 chất dinh dưỡng trở lên. Để nâng cao chất lượng và hiệu lực của phân, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Hiện chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất.

bưoởi da xanh


8. Kỹ thuật bón phân: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

- Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

- Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: có thể chia làm 5 lần bón như sau :

+ Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
Nguồn: Buoidaxanh.vn
Mít ruột đỏ Changgai

Mít ruột đỏ Changgai

Mít ruột đỏ changai 19000 VND

Giống mít ruột đỏ changai

Mít ruột đỏ changgai có ưu điểm là dễ tính và trồng được ở nhiều nơi. Để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải tuân thủ đúng quy trình kỷ thuật trồng và chăm sóc. Mít ruột đỏ changgai có thể trồng được hầu hết các nơi ở Việt Nam, kể cả cùng đất nghèo dinh dưỡng và đồi núi. Nên chọn vùng đất cao ráo, dễ thoát nước, không bị ngập úng kéo dài, thuận tiện cho việc tưới tiêu nước.

Ưu điểm của giống mít ruột đỏ changgai

Giống mít changgai cho quả sớm, với những vùng khí hậu ấm áp thì mít changgai cho quả 
mít ruột đỏ changgai
chỉ sau 8 - 12 tháng, vùng khí hậu lạnh như miền bắc thì mít cho quả muộn hơn khoảng 3 - 4 tháng. Cây mọc khoẻ, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, với mít ruột đỏ changgai cho quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; trung bình 100 - 150 quả/cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ changgai

Thời vụ trồng: Với những nơi chủ động được nguồn nước tới thì có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là đầu mùa mưa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 (dương lịch)


Hố trồng và bón lót


Do đặc tính của giống mít changgai là cho quả sớm nên có thể trồng với một độ dày 3,5 x 3,5m hoặc 4 x 4m. Sau khi khai thác được 5 - 7 năm thì chặt tỉa cây để đảm bảo độ thông thoáng 7 - 8m một cây.


Hố trồng: - Đất xấu thì đào hố kích thước 1x1x0.7m


             - Đất tốt thì đào hố kích thước 0.8x0.8x0.7m


Bón lót: - Đất xấu: 25 – 35kg phân chuồng hoai+300 - 500g lân+1kg vôi bột


                  - Đất tốt: 20 – 25kg phân chuồng hoai mục+200 - 300g lân+0.5kg vôi bột

Trồng và chăm sóc mít ruột đỏ changgai

mít ruột đỏ changgai
Dùng dao sắc bỏ vỏ bầu, không làm vỡ bầu hay đứt rễ, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh. Cắm hai cọc chéo nhau và buộc cây vào giữa để cây không bị lay gốc khi có gió mạnh, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tới đẫm nước





Bón phân sau khi trồng: Sau khi trồng được một năm thì tiến hành bon phân cho cây, mỗi tháng bón một lần bằng nước phân chuông hoai pha theo tỉ lệ 1:3, tưới 10 - 15lit/gốc hoặc nước đạm ure 1% để tưới. Khi cây được 2 - 3 năm bón 50kg phân chuồng hoai + 0,5 - 1kg lân + 0,3 - 0,5kg kali. Cây được 4 năm tuổi thì bón tăng lượng phân.



Cách bón: Xới rãnh theo đường kính tán lá, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón cành nhiều phân chuồng thì mít changgai càng cho năng suất cao và chất lượng quả càng ngon.

Tỉa cành, tỉa quả

Tỉa bớt cành tăm, cành vươn, cành bị sâu bệnh để cây được thông thoáng. Tỉa bớt quả nhỏ, quả sâu, quả xấu để cây nuôi những quả chất lượng tốt hơn

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Phun các loại thuốc Trebon, shespa 25EC để phòng và trị các côn trùng như: rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa hai quả, rệp sáp.


Bệnh nấm hồng trên thân cây, cành thì phun booc đô


Bệnh thối hoa, thối mền trên quả do nấm thì phun Daconit 500EC 0.3% hoặc phun thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp 
Đu đủ Đài Loan

Đu đủ Đài Loan





Call: 0164 961 7455



Tình trạng:   Còn hàng



Đang cập nhật

Ưu điểm của đu đủ Đài Loan

Đang cập nhật

Ưu điểm của đu đủ Đài Loan

Đang cập nhật
Giống bưởi diễn

Giống bưởi diễn

Giống bưởi diễn 16000 VND

Giống bưởi diễn

Bưởi Diễn là giống cây sinh trưởng mạnh, phân cành nhanh. Quả chin có màu vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng trung bình đạt từ 1 – 1.5kg/quả. Bưởi diễn có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ, tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội nó trở thành đặc sản của địa phương này. Giống bưởi diễn được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, ghép mắt nên cây con mang đầy đủ những đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Bưởi Diễn được nhân bản vô tính nên khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng ổn định. Cây có khả năng chịu sâu bệnh, khô hạn và ngập úng cao.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi diễn

1. Thiết kế vườn trồng

Tùy theo quy mô và địa hình mà thiêt kế vườn cho phù hợp, với những vùng đất tương đối bằng phẳng độ dốc từ 3 – 5 độ thì thiết kế theo kiêu hình vuông, hình chữ nhật. Nếu địa hình có độ dốc từ 5 – 10 độ thì nên trồng theo đường đồng mức, khoảng cách các hàng là khoảng cách dủa đường đồng mức. Địa hình có độ dốc từ 8 – 10 độ thì nên thiết kế các đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

Đối với diện tích trồng dưới 1ha thì không cần phải thiết kế đường giao thông nhưng với những diện tích trồng lớn từ 5 – 10ha thì nên phân thành các lô, mỗi lô khoảng từ 0.5 – 1ha/lô phải có hệ thống giao thông rộng và thông thoáng để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và chăm sóc. Nếu trồng theo đường đồng mức thì phải có đường lên xuống không nên quá 10 độ.

2. Mật độ và khoảng cách.

Mật độ trồng phụ thuộc vào khả năng thâm canh và đầu tư, thông thường khoảng cách trồng là 5x4m tức là khoảng 500 cây/ha. Nếu khả năng đầu tư và chăm sóc tốt thì có thể trồng với mật độ dày hơn, khoảng 600 cây/ha.

3. Hố trồng và bón lót

- Nên đào hố hình vuông rộng từ 0.8 – 1m và sâu 0.8 – 1m, nếu đất xấu thì có thể đào theo kích thước lớn hơn.
- Bón lót cho hố trồng: Mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 -7kh phân vi sinh) + 1kg supe lân và lượng vôi bột hợp lý đủ để điều chỉnh độ PH về ngưỡng 6 – 6.5. Tất cả được trộn với lớp đất trồng và lấp cao hơn so với mặt đất từ 7 – 10cm. Hố cần được chuẩn bị một tháng trước khi trồng.

4. Trồng cây

a. Thời vụ trồng
- Vụ xuân trồng từ tháng 2 – 4
- Vụ thu trồng từ tháng 8 – 10
b. Cách trồng: Đào một hố nhỏ giữa hố trồng, cắt bỏ túi bầu và đặt cây vào hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3cm. Trồng xong cần tưới nước ngay và phủ gốc bằng cỏ mục hoặc rơm mục, nên phủ xa gốc 10 – 15cm để tránh sâu bệnh xâm nhập.
c. Chăm sóc sau trồng
- Tưới nước: Phải thường xuyên giữ ẩm cho cây từ 20 ngày đến 1 tháng để cho cây ra rễ mới và phục hồi. Sau thời gian đó tùy thuộc vào thời tiết mà chủ động tưới tiêu cho phù hợp. Mỗi lần bón phân cần tưới nước để hoa tan phân cho cây dễ dàng hấp thu. Ngừng tưới nước một tháng trước khi thu hoạch quả.
- Cắt tỉa cành cho cây bưởi diễn
Việc cắt tỉa cành cần được chú trọng khi cây chưa cho quả để tạo hình hợp lý cho cây. Việc cắt tỉa cần tuân thủ như sau:
+ Tạo cành cấp 1 cho cây: Sau khi trồng cây cao được 40 – 50cm thì bấm ngọn đẻ tạo cành cấp 1 chỉ nên để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều theo các hướng khác nhau. Cành cấp một thường chọn là những cành to khỏe, ít cong queo và cách nhau 7 – 10 cm theo thân cây và tạo với thân cây góc khoảng 45 – 60 độ.
+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30cm thì ta lại bấm ngọn đẻ tạo cành cấp 2, mỗi cành cấp một chỉ nên để 3 cành cấp 2.
+ Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho các năm sau nên khống chế cành cấp 3 để chúng không đan xen nhau quá nhiều để tạo sự thông thoáng và cây đễ dàng quang hợp.
+ Cắt tỉa cành sau thu hoạch quả: Sau vụ thu hoạch thì tiến hành cắt bỏ các cành bị sâu sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày ( có thể cắt bỏ cành cấp 1 nếu quá dày)
+ Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
+ Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
- Bón phân
Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali 
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
+  Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi
lượng phân bón cho bưởi diễn
Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:
lượng phan bón cho bưởi diễn


Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.
Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kaliclorua.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
d. Một số biện pháp chăm sóc khác
- Biện pháp kích thích ra hoa
Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.
* Biện pháp tăng khả năng đậu quả
+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 - 2 cm, phun Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông 2 - 3 lần với nồng  chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày.
Hồng Nhân Hậu

Hồng Nhân Hậu


Hồng Nhân Hậu




Giá bán: 0 VNĐ


Tình trạng:   Còn hàng




Đang cập nhật

Ưu điểm của hồng nhân hậu

Đang cập nhật

Ưu điểm của hồng nhân hậu

Đang cập nhật
Quýt Đường

Quýt Đường






Giá bán: 0 VNĐ


Tình trạng:   Còn hàng




Đang cập nhật

Ưu điểm của quýt đường

Đang cập nhật

Ưu điểm của quýt đường

Đang cập nhật


Cam Vinh

Cam Vinh


cam vinh



Giá bán: 0 VNĐ


Tình trạng:   Còn hàng




Đang cập nhật

Ưu điểm của cam Vinh

Đang cập nhật

Ưu điểm của cam Vinh


Đang cập nhật


Nhãn Lồng Hưng Yên

Nhãn Lồng Hưng Yên





Giá bán: 0 VNĐ

Tình trạng:   Còn hàng




Đang cập nhật

Ưu điểm của nhãn lồng Hưng Yên


Đang cập nhật

Ưu điểm của nhãn lồng Hưng Yên


Đang cập nhật