Giống bưởi diễn

Giống bưởi diễn

Giống bưởi diễn 16000 VND

Giống bưởi diễn

Bưởi Diễn là giống cây sinh trưởng mạnh, phân cành nhanh. Quả chin có màu vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng trung bình đạt từ 1 – 1.5kg/quả. Bưởi diễn có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ, tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội nó trở thành đặc sản của địa phương này. Giống bưởi diễn được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, ghép mắt nên cây con mang đầy đủ những đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Bưởi Diễn được nhân bản vô tính nên khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng ổn định. Cây có khả năng chịu sâu bệnh, khô hạn và ngập úng cao.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi diễn

1. Thiết kế vườn trồng

Tùy theo quy mô và địa hình mà thiêt kế vườn cho phù hợp, với những vùng đất tương đối bằng phẳng độ dốc từ 3 – 5 độ thì thiết kế theo kiêu hình vuông, hình chữ nhật. Nếu địa hình có độ dốc từ 5 – 10 độ thì nên trồng theo đường đồng mức, khoảng cách các hàng là khoảng cách dủa đường đồng mức. Địa hình có độ dốc từ 8 – 10 độ thì nên thiết kế các đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

Đối với diện tích trồng dưới 1ha thì không cần phải thiết kế đường giao thông nhưng với những diện tích trồng lớn từ 5 – 10ha thì nên phân thành các lô, mỗi lô khoảng từ 0.5 – 1ha/lô phải có hệ thống giao thông rộng và thông thoáng để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và chăm sóc. Nếu trồng theo đường đồng mức thì phải có đường lên xuống không nên quá 10 độ.

2. Mật độ và khoảng cách.

Mật độ trồng phụ thuộc vào khả năng thâm canh và đầu tư, thông thường khoảng cách trồng là 5x4m tức là khoảng 500 cây/ha. Nếu khả năng đầu tư và chăm sóc tốt thì có thể trồng với mật độ dày hơn, khoảng 600 cây/ha.

3. Hố trồng và bón lót

- Nên đào hố hình vuông rộng từ 0.8 – 1m và sâu 0.8 – 1m, nếu đất xấu thì có thể đào theo kích thước lớn hơn.
- Bón lót cho hố trồng: Mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 -7kh phân vi sinh) + 1kg supe lân và lượng vôi bột hợp lý đủ để điều chỉnh độ PH về ngưỡng 6 – 6.5. Tất cả được trộn với lớp đất trồng và lấp cao hơn so với mặt đất từ 7 – 10cm. Hố cần được chuẩn bị một tháng trước khi trồng.

4. Trồng cây

a. Thời vụ trồng
- Vụ xuân trồng từ tháng 2 – 4
- Vụ thu trồng từ tháng 8 – 10
b. Cách trồng: Đào một hố nhỏ giữa hố trồng, cắt bỏ túi bầu và đặt cây vào hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3cm. Trồng xong cần tưới nước ngay và phủ gốc bằng cỏ mục hoặc rơm mục, nên phủ xa gốc 10 – 15cm để tránh sâu bệnh xâm nhập.
c. Chăm sóc sau trồng
- Tưới nước: Phải thường xuyên giữ ẩm cho cây từ 20 ngày đến 1 tháng để cho cây ra rễ mới và phục hồi. Sau thời gian đó tùy thuộc vào thời tiết mà chủ động tưới tiêu cho phù hợp. Mỗi lần bón phân cần tưới nước để hoa tan phân cho cây dễ dàng hấp thu. Ngừng tưới nước một tháng trước khi thu hoạch quả.
- Cắt tỉa cành cho cây bưởi diễn
Việc cắt tỉa cành cần được chú trọng khi cây chưa cho quả để tạo hình hợp lý cho cây. Việc cắt tỉa cần tuân thủ như sau:
+ Tạo cành cấp 1 cho cây: Sau khi trồng cây cao được 40 – 50cm thì bấm ngọn đẻ tạo cành cấp 1 chỉ nên để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều theo các hướng khác nhau. Cành cấp một thường chọn là những cành to khỏe, ít cong queo và cách nhau 7 – 10 cm theo thân cây và tạo với thân cây góc khoảng 45 – 60 độ.
+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30cm thì ta lại bấm ngọn đẻ tạo cành cấp 2, mỗi cành cấp một chỉ nên để 3 cành cấp 2.
+ Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho các năm sau nên khống chế cành cấp 3 để chúng không đan xen nhau quá nhiều để tạo sự thông thoáng và cây đễ dàng quang hợp.
+ Cắt tỉa cành sau thu hoạch quả: Sau vụ thu hoạch thì tiến hành cắt bỏ các cành bị sâu sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày ( có thể cắt bỏ cành cấp 1 nếu quá dày)
+ Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
+ Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
- Bón phân
Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali 
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
+  Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi
lượng phân bón cho bưởi diễn
Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:
lượng phan bón cho bưởi diễn


Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.
Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kaliclorua.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
d. Một số biện pháp chăm sóc khác
- Biện pháp kích thích ra hoa
Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.
* Biện pháp tăng khả năng đậu quả
+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 - 2 cm, phun Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông 2 - 3 lần với nồng  chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày.

Đăng nhận xét