Hiển thị các bài đăng có nhãn cây ăn quả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây ăn quả. Hiển thị tất cả bài đăng
Mít không hạt

Mít không hạt

Giống mít không hạt 19000 VND

Ưu Điểm Giống Mít Không Hạt

Mít không hạt là giống mít có năng suất cao, cân nặng trung mình mỗi quả đạt 9-10kg, quả lớn có thể đạt 13-15kg/quả. Đặc điểm của giống mít không hạt có vị thơm ngon, múi và xơ mít có màu vàng tươi, độ dày múi rất đồng đều, đăc biệt bên trong múi không có hạt, tỉ lệ xơ rất ít, phần trăm ăn được lớn hơn 90%.

Giống mít không hạt sớm cho quả, thông thường từ 14-18 tháng sau khi trồng, ngoài ra nếu điều kiện chăm sóc tốt, đầy đủ dinh dưỡng và nước thì cây sẽ cho quả sớm hơn khoảng từ 10-12 thángsau khi trồng.

Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.

Mít không hạt có hương vị đặc biêt, vị ngọt lim do hàm lượng đường trong trái chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm và có vỏ mỏng.

Giống mít không hạt đạt giải Lạ, Hiếm trong hội thi trái ngon – an toàn được tổ chức lần thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Chât lượng của trái mít không hạt được các nhà chuyên môn và nông dân tham gia đánh giá rất cao.


giống mít không hạt
Cây giống mít không hạt
mui mit khong hat
Múi mít không hạt
qua mit khong hat
Quả mít không hạt

Ổi Bốn Mùa

Ổi Bốn Mùa

ổi bốn mùa 15000 VND

Giới thiệu giống ổi bốn mùa

Là xã nông nghiệp ven sông Hồng, không chỉ nổi tiếng với loại rau thơm sạch, ngon, những năm gần đây, xã Ðông Dư (huyện Gia Lâm) còn có thêm đặc sản ổi bốn mùa cho trái quanh năm được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây ổi găng còn giúp người nông dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ổi găng "bén duyên" đất Ðông Dư thật tình cờ. Ðầu những năm 90 thế kỷ trước, ông Nguyễn Văn Tẻo, hồi đó là Chủ tịch Hội làm vườn xã Ðông Dư có sang Hưng Yên chơi, thấy nơi đó có giống ổi ngon, mới xin cành về trồng ở vườn nhà. Trồng chưa được lâu thì ông sửa nhà, cây ổi mới trồng bị nhổ lên, ấn vào khu đất gần bụi tre. Thế rồi ông Tèo cũng quên bẵng mất. Ðến một ngày mùa đông, bỗng thấy cây ổi ra hoa trái vụ, ông bắt đầu chăm sóc cây. Rồi những quả ổi nho nhỏ, giòn giòn, thơm thảo ấy đã chinh phục được mọi người trong nhà, ngoài xóm. Các gia đình đến xin ông cành về trồng để người nhà ăn chơi. Chẳng ai nghĩ rằng, giống ổi mới này sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế lớn.


đặt mua ổi bốn mùa

Kỹ thuật trồng ổi bốn mùa ( đông dư, ổi găng )

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.

1. CÁCH TRỒNG

Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng sống. Tuy vậy miền Bắc trồng vào tháng 2, 3 ; miền Nam trồng vào tháng 4, 5 đầu vụ mưa đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
Khoảng cách trung bình 5 x 5m (400 cây/ha). Ở miền Nam, khoảng cách trồng hẹp chỉ 4 x 4m có khi chỉ 3 x3m. Có người trồng 4 x 2m khi cây giao tán thì 2 cây đốn 1, còn 4 x 4m. Ở những đất tốt, phân bón nhiều, chăm sóc đầy đủ có thể trồng thưa hơn và ngược lại, trồng những giống mới, thấp cây, chóng được thu hoạch thì trồng dày hơn.
ổi bốn mùa
Kỹ thuật chăm sóc ổi bốn mùa


Theo các tác giả Ấn Độ, trồng dày ảnh hưởng đến chất lượng: độ Brix thấp xuống, axit nhiều hơn tuy vitamin C cũng nhiều hơn (96).

Đào hốc để trồng: kích thước 80 x 80 x80 cm hay 60 x 60 x 60 cm. Mỗi hốc bỏ khoảng 25 kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) cộng với 1 kg supe photphat, 1 kg kali sunphat và phải đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng .

Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý không làm vỡ bầu, không trồng quá sâu hoặc quá nông, phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất. Người ta thường cho rằng cây ổi dễ tính, không cần chăm sóc. Đó là một điều sai lầm. Trồng giống ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước bón phân nếu không cây ổi vẫn mọc, nhưng không hoặc ít quả. Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úng nhưng cần nhiều nước vậy phải cần tưới nếu quả non đương lớn gặp hạn và vườn ổi thoát nước mới có nhiều quả và ít sâu bệnh. Yêu cầu bón phân của ổi cao hơn cam là một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều, nhất là đạm.

Dưới đây là công thức bón cho ổi bốn mùa

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm 1300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm 2000g cho 1 cây.

Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch.

Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.

Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến.

Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

2. CÁCH CHĂM SÓC

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi.

Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.

3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Tháng 6, 7 ở miền Nam cũng như ở miền Bắc những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín.

Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài …) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion v.v...

Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri.

Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Cây ăn quả nhiệt đới thường ít chịu đốn tỉa. Riêng cây ổi và cây táo gai chịu đốn tốt hơn. Lý do: ổi ra hoa quả ở cành non khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Đốn tạo hình cần làm sớm, mục đích để cành khung khỏe, có thể sau khi ngắt ngọn để 4 cành khung, 3 tháng sau cắt cành khung, để lại mỗi cành một đôi cành cấp hai.

Ở miền Nam, cách đốn đơn giản hơn. Khi đốn tạo hình chỉ ngắt đi những cành nhỏ. Sau khi ra quả một vài năm, cành già, thì cắt bớt cành nhỏ cành yếu rũ xuống. Thường đốn đau ở giữa hai hàng cây để dễ đi lại.

4. THU HOẠCH, BẢO QUẢN

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh lạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ.

Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém, ở miền Nam điều khiển bằng đốn tỉa, tưới bón có thể chín vào cuối năm, mùa khô chất lượng tốt hơn khi chín vào mùa mưa. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn.

Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn.

Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15oC độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ
ổi bốn mùa
Cây ổi bốn mùa Đông Dư

Bưởi Da Xanh Bến Tre

Bưởi Da Xanh Bến Tre

bưoởi da xanh 17000 VND

Giống bưởi da xanh

Bưởi da xanh Bến Tre tuy mới xuất hiện nhưng đã thật sự trở thành một loại hoa quả đặc biệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Thời gian qua, bưởi da xanh là một trong những loại trái cây luôn giữ được giá cả ổn định và được sự ưa chuộng của thị trường. Giống bưởi da xanh, trước tiên được trồng ở Chợ Lách, Bến Tre đã được nhân rộng nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác trong cả nước, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
đặt mua bưoởi da xanh

Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Da Xanh

A. Thiết kế vườn

1. Với vùng đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên luống nhằm mục đích rửa phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2m, luống rộng 6-8 m, mực nước trong mương nên giữ ở mức độ ổn định. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước. Khi thiết kế luống trồng bưởi da xanh nên theo hướng Bắc-Nam như vậy cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.

2. Với vùng đất cũ: Nên vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời gian đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho mới trồng và hạn chế cỏ dại.

3. Trồng cây chắn gió: Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam, có thể trồng dâm bụt để cao, xoài hoặc cây dừa nước.

B. Trồng và chăm sóc bưởi da xanh

1. Thời vụ trồng: Với giống Bưởi Da xanh thì trồng được quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng được nguồn nước, thời điểm thích hợp nhất vào khoảng tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu chủ động được nguồn nước tới tiêu..

2. Chọn cây giống để trồng: Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh.

3. Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (Khoảng 35-50cây/1000m2).

4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng: Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

5. Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

6. Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
7. Phân bón:
+ Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

+ Phân vô cơ: Phân bón Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống, đáy 2m, cao 1,2-1,5m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén dẽ xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20-30g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hằng tuần để đủ ẩm, đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

+ Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ  chứa có một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân, kali.

+ Phân hỗn hợp: Là các loại phân có chứa từ 2 chất dinh dưỡng trở lên. Để nâng cao chất lượng và hiệu lực của phân, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Hiện chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất.

bưoởi da xanh


8. Kỹ thuật bón phân: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

- Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

- Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: có thể chia làm 5 lần bón như sau :

+ Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
Nguồn: Buoidaxanh.vn